Máy May Bao

  • -11%
    Máy may bao TMD GK9-350
    1.480.000 1.670.000
    - Công suất: 190W
    - Trọng lượng: 2.9kg
    - Kích thước tổng thể: 26 * 8,5 * 25,5 cm
    - Chiều dài mũi khâu: 8-10mm
    - Độ dày may tối đa: 0.2-6mm
  • -10%
    Máy may bao TMD GK9-950 (có bình dầu)
    1.750.000 1.940.000
    Động cơ: 220V (190W)
    Chiều dài đường may tối đa: 8,5 mm cố định
    Vật liệu đóng túi: Giấy kraft, PP / PE, vải dệt thoi, cotton, hessian, đay
    Số kim: 1 
  • -9%
    Máy may bao TMD GK9-750 (2 chỉ 1 kim)
    1.950.000 2.150.000
    Đường may: móc xích
    Công suất: 190W
    Độ dày may tối đa: 6mm
    Kích thước máy: 26 * 8,5 * 25,5 cm
    Trọng lượng: 3.5kg
  • -19%
    Máy may bao chạy pin TMD GK9-900
    2.620.000 3.250.000
    - Đặc trưng: cắt chỉ tự động, tốc độ may cao
    - Độ dày may tối đa: 12mm
    - Đường may: may vắt sổ
    - Trọng lượng: 5kg
  • -20%
    Máy may bao Ấn Độ LPI-DA
    3.950.000 4.950.000
    Máy may bao LPI-DA
    - Tốc độ may: mỗi phút may được 5-8 túi
    - Loại đường may: Chuỗi đơn
    - Chiều dài mũi khâu: -3,5 mũi / Inch (25,4mm) cố định
    - Ứng dụng: may được các loại túi giấy nhiều lớp, giấy Kraft, vải bố, bông, túi PP PE, Hessian, Polypropylene dệt, v.v.
  • -18%
    Máy may bao Yamafuji GK9-2
    1.350.000 1.650.000
    - Công suất: 90W
    - Kích thước máy: 38,5 * 27,5 * 20 cm
    - Trọng lượng: 3,95kg
    - Chất liệu: sắt
  • -8%
    Máy may bao NewLong NP-7A (Nhật Bản)
    6.250.000
    - Loại máy: Máy may bao 1 kim
    - Đường may: theo mắt xích chỉ đơn
    - Tốc độ may: 10m/phút
    - Tốc độ quay cao: 1.700 – 1.900 vòng/phút
  • -11%
    Máy may bao Yamafuji GK26-1A
    3.250.000 3.650.000
    - Độ dày may: 0,3-8mm
    - Thương hiệu Yamafuji
    - Tốc độ : 1250 mũi / phút
    - Công suất: 90W
  • -7%
    Máy may bao cầm tay YuanLi YL-2
    2.550.000 2.750.000
    - Loại máy: 1 kim
    - Công suất: 90W
    - Tốc độ mô tơ: 1000 vòng/phút
    - Độ dài mũi: 7mm
  • -7%
    Máy khâu bao cầm tay Yaohan N602A 1 kim 2 chỉ
    6.500.000 6.990.000
    - Loại máy: 1 kim 2 chỉ
    - Độ dài mũi: 8.2mm
    - Tốc độ: 1.700  + 250 mũi/phút
    - Công suất: 90W
  • -8%
    Máy khâu bao cầm tay Yaohan N600A 1 kim, 1 chỉ
    5.700.000 6.200.000
    - Loại máy: 1 kim 1 chỉ
    - Động cơ truyền động: 90W
    - Tốc độ: 1700 – 1900 mũi/phút
    - Độ dài mũi: 8.2mm
  • -11%
    Máy may bao cầm tay Yaohan N620H 2 kim 2 chỉ
    7.800.000 8.800.000
    - Loại máy: 2 kim 2 chỉ
    - Chiều dài mũi đường chỉ ấn định: 7.2 mm (3 đường chỉ/inch)
    - Động cơ truyền động: 60W
    - Tốc độ vòng quay: 1.700 ~ 1.950 vòng/phút
  • -1%
    Máy may bao Yaohan N602H loại 1 kim 2 chỉ
    7.400.000 7.500.000
    - Loại máy: 1 kim 2 chỉ
    - Chiều dài mũi đường chỉ ấn định: 8.5 mm
    - Tốc độ: 1.700 - 1.900 vòng/ phút
    - Số đường may: 1 đường
  • -15%
    Pin máy máy bao TMD GK9-900
    850.000 1.000.000

    Mua pin máy may bao tại Hải Minh Shop:

    - Cam kết chính hãng, chất lượng cao
    - Giá thành phải chăng
    - Được bảo hành
  • -17%
    Kim máy may bao TMD-GK9 1 vỉ 10 kim
    100.000 120.000
    Đối với một chiếc máy may bao thì kim là bộ phận cực kỳ quan trọng, với nhiệm vụ giúp đưa chỉ qua các lớp vật thể tạo thành những đường may chắc chắn, thằng hàng thằng lối
  • -24%
    Máy may bao Yamafuji GK9-616
    1.850.000 2.450.000
    - Công suất: 210W
    - Tốc độ: 12900 vòng/phút
    - Tốc độ may: 1500 - 1700 mũi/phút
    - Kích thước máy: 25x9x25  cm
    - Trọng lượng máy: 2,8 kg
  • -13%
    Máy may bao HM - KPS1
    2.790.000 3.220.000
    - Nguồn điện: 220-240V
    - Tốc độ khâu: 1800-2000 lần kim/phút
    - Loại máy: 1 kim 1 chỉ
    - Loại kim: GK9*1 #26
    - Tốc độ quay: 2000r/m
  • -21%
    Máy may bao Kachi KC9-200
    2.950.000 3.750.000
    - Kiểu dáng: nhỏ gọn
    - Nguồn điện:  220v/50Hz
    - Nguồn cấp cho máy: 3.7V
    - Kích thước: 2.93kg
    - Pin trọng lượng: 3,63 kg
  • Máy may bao Ấn Độ LPI DE-DA (1 chỉ 2 kim)
    Liên hệ
    • Tốc độ may : 1600 -1800 mũi/ phút 
    • Loại đường may: Đường may song song, Đường chỉ kép.
    • Chiều dài mũi may: Cố định 3,5 mũi / Inch (25,4mm).
    • Loại túi: Tất cả các loại Giấy Nhiều Lớp, Giấy Kraft, Vải Bố, Bông, PP PE, Hessian, Túi Polypropylene dệt, v.v.
    • Trọng lượng: 6.8Kg
  • -17%
    Máy may bao cầm tay GK9-370
    Liên hệ
    - Loại máy: 1 kim 1 chỉ
    - Tốc độ khâu: 1500-1700 lần kim/phút
    - Công suất: 115W
    - Tốc độ quay: 7000r/m
  • -18%
    Máy may bao GK9-500 loại bình dầu
    2.000.000 2.450.000
    - Nguồn điện: 220v-50hz
    - Công suất: 190W
    - Tốc độ khâu của kim: 1500-1700 lần kim/phút
    - Tốc độ quay: 7000r/m
  • -40%
    Máy khâu bao GK9-200
    2.000.000 3.350.000
    - Loại kim: 1 kim 1 chỉ
    - Tốc độ khâu của kim: 1500-1700 lần kim/phút
    - Nguồn điện: 220-240V
    - Kích thước máy: 250 x 80 x 240mm

1. Máy may bao bì là gì và ứng dụng của chúng

Là thiết bị chuyên dùng để đóng kín miệng bao thông qua cơ chế kim khâu đâm xuyên bao bì và chỉ khâu tạo thành đường may kín chống rơi đổ, rò rỉ sản phẩm bên trong.
Hiện tại thì máy may bao này được ứng dụng khá rộng rãi, từ người dùng cá nhân đến hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ đến các xưởng sản xuất quy mô lớn.
Máy may bao bì là gì và ứng dụng của chúng

a. Ưu điểm của máy khâu bao

So với may thủ công trước đây, thì máy may bao bì đem lại nhiều ưu điểm, phải kể đến như:
- Rút ngắn thời gian đóng gói: So với việc luồn từng mũi kim kéo từng đường chỉ khi may thủ công thì giờ đây với máy may bao bạn chỉ mất vài giây để hoàn thành 1 bao thành phẩm. Do đó có thể đóng gói hàng nghìn bao sản phẩm trong một ngày mà không cần phải tốn nhiều nhân công.
- Nâng cao chất lượng đường may: Có thể thấy rằng, để may tay mà may đều là rất khó. Trong khi đó với máy khâu bao, độ dài mũi kim đã được định sẵn, bạn chỉ cần đưa máy đều tay là đã có được một đường may thẳng, đều, đẹp. Chưa kể sự đa dạng về các loại đường may cũng giúp quá trình đóng gói đảm bảo độ kín, chắc cho từng kích thước sản phẩm to nhỏ và trọng lượng đóng gói khác nhau.
- Đóng gói linh hoạt, ứng dụng đa dạng: Đa số các dòng máy may bao bì hiện nay đều có khả năng khâu vá trên nhiều chất liệu bao bì dày - mỏng. Người dùng có thể ứng dụng để đóng gói nhiều loại bao bì mà vẫn đảm bảo về tiêu chuẩn đường may.
- Cắt giảm nhiều chi phí: Nhờ khả năng ứng dụng linh hoạt, tốc độ may nhanh, thiết bị khâu bao giúp cắt giảm chi phí nhân công, thời gian làm việc cũng như hạn chế các  hao hụt trong khâu bảo quản vận chuyển.

b. Nhược điểm của máy khâu bao bì

Và đương nhiên đi kèm với các ưu điểm trên thì máy may bao bì cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Tốn kém chi phí ban đầu, tuỳ vào dòng máy bạn đầu tư mà số tiền có thể là một vài triệu đồng hoặc lên tới hàng chục triệu đồng.
- Có thể không sử dụng được nếu mất điện, với các dòng may bao chạy điện, trường hợp mất điện ta không thể vận hành máy, điều này có thể gây gián đoạn công việc. 

2. Các loại máy may bao bì phổ biến hiện nay

Thiết bị may bao hiện có khá nhiều mẫu mã, nhiều cách phân loại nhưng phổ biến nhất vẫn là chia làm 2 dòng: Dòng may cầm tay và dòng may bao công nghiệp.
- Máy may bao bì cầm tay: Ngay từ tên gọi đã thấy được đây là dòng mini nhỏ gọn, có thể cầm tay sử dụng. Dòng này có tính cơ động cao, dễ di chuyển qua lại giữa các điểm làm việc. Công suất làm việc tương đối, giá thành rẻ, dễ mua, phù hợp để đóng miệng bao tại các hộ gia đình hay cơ sở sản xuất đóng gói nhỏ lẻ. Ở dòng này bạn sẽ có 2 sự lựa chọn là máy khâu cầm tay chạy pin và máy khâu cầm tay chạy điện. Tuỳ vào điều kiện làm việc để lựa chọn theo nhu cầu.
- Máy may bao công nghiệp: Là dòng may bao công suất lớn, có thể tích hợp băng tải để hoạt động hoặc đồng bộ trong dây chuyền sản xuất đóng gói. Máy thường được sử dụng tại các cơ sở, xưởng sản xuất quy mô lớn cần đóng số lượng hàng hoá lớn mỗi ngày.
Các loại máy may bao bì phổ biến hiện nay

3. Yếu tố cần xem xét khi chọn mua máy may bao bì?

a. Nhu cầu đóng gói

Tuỳ vào số lượng bao cần đóng gói mỗi ngày để chọn máy có tốc độ và thời gian làm việc liên tục phù hợp. Nếu bạn chỉ đóng gói số lượng nhỏ 100-200 bao mỗi ngày thì có thể cân nhắc các dòng cầm tay mini để tiết kiệm chi phí. Nếu quy mô sản xuất đóng gói của bạn lớn, hàng nghìn bao/ ngày thì có thể cân nhắc các dòng công nghiệp tốc độ cao, chịu được áp lực làm việc lớn để đóng gói hàng loạt.
b. Loại sản phẩm đóng gói
Loại sản phẩm đóng gói sẽ quyết định đến loại đường may. Vì vậy hãy xác định kích thước, hình dạng, tính chất sản phẩm đóng gói để chọn máy may bao phù hợp. Ví dụ như đóng gói các loại sản phẩm thô, kích thước lớn thường sử dụng các loại may bao 1 kim 1 chỉ, 1 kim 2 chỉ. Trong khi đó đóng gói các loại sản phẩm dạng hạt, dạng bột… thì các dòng 2 kim 2 chỉ được ưa chuộng hơn bởi đường may kín và hạn chế rò rỉ tốt hơn.
c. Chi phí đầu tư
Sự phong phú về mẫu mã và giá thành máy may bao giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên cũng cần cân bằng giữa nhu cầu, hiệu quả công việc và chi phí đầu tư để có sự lựa chọn phù hợp. 
d. Thương hiệu máy may bao bì
Hãy nghiên cứu về các hãng sản xuất máy may bao bì. Xem xét danh tiếng, các đánh giá  trước đó của người dùng để đảm bảo hơn về chất lượng thiết bị.
e. Đánh giá về khâu bảo dưỡng và bảo trì
Nên ưu tiên các dòng may bao dễ tháo lắp, bảo trì bảo dưỡng, dễ tìm mua phụ kiện thay thế. Như vậy sẽ giảm thiểu thời gian và chi phí cho khâu này hơn.
Yếu tố cần xem xét khi chọn mua máy may bao bì

4. Giá máy may bao bì & bảng giá 2024

Giá máy may bao 2024 có nhiều biến động. Nếu bạn quan tâm có thể xem các cập nhật giá bán 2 dòng cầm tay và công nghiệp dưới đây để có sự cân nhắc và chuẩn bị cần thiết nếu muốn đầu tư nhé!
a. Bảng giá máy khâu bao cầm tay
Thương hiệu Model Thông số Giá bán (VNĐ)
Song Kiếm GK9-2 90W- 800v/p- 4.5kg 1.300.000
TMD GK9-350 210W- 2700 nhịp/p- 2.9kg 1.480.000
GK9-950 (bình dầu) 210W- 2700 nhịp/p- 2.9kg 1.750.000
GK9-900 (pin) May 12mm- 3kg 2.620.000
Yuan Li YL-1 90W- 1000v/p- 3.8kg 1.650.000
YL-2 90W- 1000v/p-2.9kg 2.550.000
Yamafuji GK9-616 210W- 1700 nhịp/p- 2.8kg 1.850.000
GK9- 58A (pin) 210W-1700 nhịp/p-2.9kg 2.750.000
Kachi KC9-200 Trọng lượng 2.93kg 2.920.000
KC9-200-1
(1 kim 2 chỉ)
Trọng lượng 2.8kg 3.000.000
KC9-200D
(chạy pin)
1700 nhịp/p-2.5kg 3.300.000
 
b. Bảng giá máy may bao bì công nghiệp
Thương hiệu Model Thông số Giá bán (VNĐ)
Megatex N600H (1 kim 1 chỉ) 90W- 450 bao/giờ- 6.2kg 5.500.000
N602H (1 kim 2 chỉ) 250-350 bao/ giờ-7.7kg 7.400.000
N620A (2 kim 2 chỉ) 250-350 bao/ giờ-7.7kg 8.500.000
Yaohan F300A 90W-400 vòng/phút-5.9kg 5.100.000
N602A 90W-1950 nhịp/p-6kg 6.500.000
N620A 60W-1950 nhịp/p-8.2kg 7.900.000
N620H (2 kim 2 chỉ) 60W-1950 nhịp/p-8.2kg 8.000.000
Yamafuji GK261A 90W-1250 nhịp/p-7kg 3.250.000
NewLong NP 7A (Trung) 1,900 vòng/phút -5.5kg 2.950.000
NP-7A (Nhật) 1,900 vòng/phút -5.5kg 5.950.000
 
Nhìn chung, giá bán của dòng may bao cầm tay khá rẻ, dao động từ 1.300.000-3.300.000/ máy trong khi đó dòng công nghiệp có giá bán cao hơn, chủ yếu ở mức giá 5-8 triệu đồng. Trên đây chỉ là một số dòng tiêu biểu, quý khách có thể cập nhật đầy đủ hơn tại: https://sieuthihaiminh.vn/may-may-bao.html

5. Thông số quan trọng của máy may bao bì

Việc đọc hiểu được thông số kỹ thuật máy khâu bao rất quan trọng. Bởi chúng thể hiệu khá rõ khả năng làm việc của máy. Người dùng cũng có thể căn cứ vào đây để biết được máy có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Một vài thông số quan trọng bạn cần nắm như:
- Tốc độ may: Hay còn gọi là tốc độ đường kim, thể hiện khả năng may của máy. Tốc độ may càng nhanh thì máy may càng nhanh và ngược lại.
- Độ dày may tối đa: Là độ dày vật liệu mà kim có thể xuyên qua. Độ dày may lớn thì máy có thể may nhiều chất liệu bao bì dày, hay khi số lớp bao được tăng lên.
- Chiều dài khoảng cách mũi kim: là khoảng cách giữa 2 mũi kim. Tùy vào sản phẩm cần đóng gói mà bạn sẽ cần khoảng cách mũi kim tiêu chuẩn khác nhau để đảm bảo độ kín trong đóng gói.
Ngoài các thông số quan trọng trên thì số kim hay loại mũi khâu, bình dầu cũng là những thông tin bạn nên chú ý ở phần thông số máy.

6. Câu hỏi thường gặp về máy khâu bao bì

a. Máy may bao bì có dễ sử dụng không?

Dễ. Bằng chứng là chúng được ứng dụng quá phổ biến hiện nay. Hầu như ai cũng có thể sử dụng được từ các chị em phụ nữ đến các bác nông dân, những người lớn tuổi.

b. Tôi cần bảo trì máy may bao bì như thế nào?

Việc bảo trì máy may bao cũng không quá phức tạp. Đầu tiên, đừng quên làm sạch chúng. Việc loại bỏ bụi bẩn, bùn đất sẽ tăng khả năng tản nhiệt cho máy, làm giảm các hao mòn cho thiết bị.
Kiểm tra máy khâu bao định kỳ, siết chặt các ốc vít nếu cần, châm dầu cho máy. Trường hợp kim cong gãy biến dạng hay dây curoa đứt mòn nên thay mới để ngăn ngừa các hư hỏng phát sinh.
Cuối cùng là cất giữ máy ở những nơi khô ráo, an toàn, tuyệt đối không đè các vật nặng lên máy.

c. Máy may bao bì có thể may được những loại vật liệu nào?

Hầu hết các dòng may bao hiện nay đều hỗ trợ may trên đa dạng các loại vật liệu. Từ giấy, vải bố, bao bì nhựa đến cotton, hessian, đay...Để biết rõ hơn ta có thể xem ở phần thông số kỹ thuật vì đa số chúng đều được thể hiện rõ ở đó.Việc tuân thủ vật liệu may giúp bảo vệ kim khâu, bảo vệ máy cũng như đảm bảo hơn về chất lượng đường may. Nếu cần có thể đem bao bì để may thử trước khi mua là chắc chắn nhất.

d. Vận hành máy may bao bì có đơn giản không?

Vận hành máy may bao cực kỳ đơn giản. Cơ bản chỉ là thao tác bấm nhả liên tục để may và tiến hành cắt chỉ thông qua bộ phận cắt chỉ tự động. Một vài người dùng mới sẽ gặp khó khăn ở việc thay kim hay xỏ chỉ. Nhưng chỉ cần được hướng dẫn qua là có thể làm được ngay nên không cần phải lo lắng. Bạn có thể xem sách hướng dẫn, xem các video trên mạng hoặc nhờ đến sự hướng dẫn của kỹ thuật viên đơn vị bán.

e. Mua phụ tùng thay thế cho máy may bao bì ở đâu?

Phụ tùng máy khâu bao được tìm mua nhiều nhất chủ yếu là kim khâu, chỉ, dây curoa và pin (đối với máy dùng pin). Việc tìm mua cũng khá dễ dàng bạn có thể đặt trên các trang thương mại điện tử hoặc liên hệ đơn vị mình đã mua máy. Như Hải Minh Shop, đơn vị này vừa cung cấp máy may bao bì các loại vừa hỗ trợ cung cấp phụ kiện thay thế về sau cho khách. Quá dễ dàng và tiện lợi!
Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo